Quản lý tài sản là gì?

Ngày đăng: 26/01/2024

Chia sẻ:

Với ngày càng có nhiều người tìm kiếm các nguồn tài sản mới để đầu tư, quản lý tài sản đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh riêng biệt. Trong năm 2019, hàng trăm nhà quản lý tài sản hàng đầu trên thế giới đã giám sát các tài sản tài chính khác nhau trị giá lên đến 104,4 nghìn tỷ USD. Năm 2021 và 2022, thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể do đại dịch và tình hình địa chính trị. 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ “quản lý tài sản là gì?” và cách áp dụng phương pháp để tối ưu hóa giá trị của tài sản.

Quản lý tài sản là gì?

Quản lý tài sản (tiếng anh là asset management) là một thuật ngữ được hiểu khá rộng, đề cập đến việc giám sát của bất kỳ hệ thống nào áp dụng cho tài sản vô hình hoặc hữu hình. Dưới góc độ pháp lý, quản lý tài sản được hiểu như là việc trông coi và giữ gìn tài sản, bảo đảm cho tài sản không bị mất mát, hao hụt từ những hao mòn tự nhiên. Thông thường, quy trình này thường được các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, doanh nhân và doanh nghiệp sử dụng.

Phạm vi điều chỉnh pháp luật về tài sản rất rộng, được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2025 và trong luật riêng là Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 quy định riêng về lĩnh vực quản lý tài sản công.

Khi nền kinh tế có nhiều biến động, thay vì tự đầu tư và đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ, khách hàng có thể lựa chọn giải pháp nhận tư vấn chuyên môn của dịch vụ quản lý tài sản từ các tổ chức chuyên nghiệp. Điều này không chỉ giúp cho khách hàng chủ động ảo toàn và gia tăng tài sản, mà còn tiết kiệm thời gian và công sức.

Vòng đời tài sản là gì?

Vòng đời của tài sản là số giai đoạn mà tài sản của tổ chức trải qua trong thời gian sở hữu tài sản. Đây là thời gian mà tổ chức có thể sử dụng tài sản một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Vòng đời tài sản thường bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của tài sản, từ khi mua đến bảo trì và cuối cùng là thanh lý.

Các loại quản lý tài sản

Mặc dù định nghĩa quản lý tài sản có thể khác nhau giữa các tổ chức nhưng chúng có thể được phân loại thành 3 loại chính:

  • Quản lý tài sản vật chất: là quá trình xử lý các thứ như quản lý tài sản cố định, quản lý tồn kho, cơ sở hạ tầng và quản lý tài sản công.
  • Quản lý tài sản tài chính: đề cập đến quá trình quản lý mua sắm, phát triển chiến lược đầu tư, kiểm soát ngân sách và chi phí, xử lý tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu.
  • Tuân thủ hợp đồng: tối ưu hóa các quy trình quản lý tài sản IT, quản lý tài sản kỹ thuật số, bảo trì hợp đồng và quản lý tài sản vô hình.

Quy định của pháp luật về quản lý tài sản tư

1. Người được giám hộ

Người được giám hộ là những người vẫn chưa đến tuổi trưởng thành, dưới 18 tuổi không còn cha mẹ, hay không thể xác định được cha mẹ là ai; người chưa thành niên vẫn còn có cha, mẹ tuy nhiên đã mất khả năng hoặc bị hạn chế hành vi dân sự; hoặc cha mẹ bị ra tòa quyết định hạn chế quyền với con cái; cha, mẹ không đủ điều kiện để chăm lo, chăm sóc con cái… các trường hợp trên cần yêu cầu người giám hộ.

Những người thuộc các trường hợp kể trên sẽ không thể nhận thức, làm chủ và bảo quản tốt tài sản của bản thân, thì người giám hộ sẽ được quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản của người giám hộ sẽ được coi là việc quản lý tài sản của chính mình, để người sở hữu đã thành niên thì sẽ trả lại quyền sở hữu cho người đó.

Nếu người giám hộ muốn bán, trao đổi thuê mướn tài sản đó thì các giao dịch đất nền có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Bên cạnh đó, người giám hộ không thể tặng tài sản của người được giám hộ cho người khác. Tất cả giao dịch đều được xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ, các giao dịch của người giám hộ với người giám hộ liên quan đều không có hiệu lực nếu không vì lợi ích của người được giám hộ.

2. Người vắng mặt tại nơi cư trú

Nơi cư trú theo định nghĩa của pháp luật là nơi công dân được sinh sống tại một địa điểm thuộc phường, xã, quận, huyện hay thị trấn ở hình thức thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp người đó vắng mặt tại nơi cư trú thì tòa án sẽ dựa trên quyền hoặc lợi ích liên quan đến tài sản của người sở hữu đang vắng mặt nơi cư trú để quản lý tài sản đó, dưới đây là một số phần lưu ý về tài sản:

  • Đối với tài sản mà người vắng mặt đã ủy quyền cho người được ủy quyền quản lý thì người đó vẫn sẽ tiếp tục quản lý tài sản đó.
  • Đối với tài sản chung thì người sở hữu còn lại sẽ tiếp tục quản lý tài sản đó.
  • Đối với tài sản của vợ hoặc chồng đang quản lý thì nếu người kia vắng người còn lại sẽ tiếp tục quản lý. Nếu vợ hoặc chồng chết, mất hành vi dân sự thì người thân trong gia đình như người con đã thành niên, cha mẹ của người mất hoặc mất hành vi dân sự sẽ tiếp quản tài sản đấy.

Trong trường hợp mà không có những đối tượng trên, tòa án sẽ giao quyền cho một trong những số người thân còn lại để quản lý tài sản. Còn trong trường hợp đương sự không còn người thân thì lúc đó tòa án sẽ chỉ định một người khác để quản lý tài sản. Và trường hợp này sẽ tương tự như trường hợp của người được giám hộ, và dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ.

  • Thứ nhất, xét về nghĩa vụ thì người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, thì người quản lý phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản, không bị hao hụt hoặc làm mất, người quản lý cũng không có quyền bán hay cho thuê, tuy nhiên có thể bán được những tài sản như hoa màu, sản phẩm dễ bị hư hỏng. Người quản lý thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ khi đến hạn, bàn giao lại tài sản cho người vắng mặt khi họ đã quay trở lại và cần thông báo lại với tòa. 
  • Thứ hai, về quyền thì người quản lý tài sản cho người vắng mặt nơi cư trú sẽ có quyền quản lý tài sản, và nếu có những khoản nợ thì người quản lý sẽ có quyền trích một phần tài sản đó để thực hiện các nghĩa vụ cần thiết trong việc quản lý. 

3. Người bị tuyên bố mất tích

Người sở hữu tài sản bị tòa án tuyên bố mất tích từ 2 năm trở lên, đã áp dụng hết tất cả các biện pháp tìm kiếm, thông báo mà vẫn không tìm thấy người thì theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, khi không có tin tức về việc người mất tích còn sống hay đã chết thì tòa án sẽ tuyên bố người đó bị mất tích. 

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú sẽ có quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người đó như trên, trong khoảng thời gian người đó bị tòa tuyên án là mất tích.

Quy định của pháp luật về quản lý tài sản công

Tài sản công được hiểu là loại tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước, đất đai và các loại tài nguyên khác.

Như vậy, pháp luật về quản lý tài sản công ở đây sẽ điều chỉnh 07 trường hợp là:

  • Tài sản công tại cơ quan, đơn vị, tổ chức
  • Tài sản công tại cơ quan nhà nước
  • Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
  • Tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
  • Tài sản công tại các tổ chức xã hội
  • Tài sản công tại cơ quan dự trữ nhà nước
  • Tài sản công tại doanh nghiệp.

Với mỗi trường hợp sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng của những cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những nguyên tắc chung trong quản lý tài sản công sau đây:

  • Mọi tài sản đều phải được Nhà nước giao quyền quản lý, quyền sử dụng và các hình thức trao quyền khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017.
  • Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, duy trì, bảo dưỡng, sửa chữa, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản công là tài nguyên phải được kiểm kê, thống kê về hiện vật, ghi nhận thông tin phù hợp với tính chất, đặc điểm của tài sản được quản lý, bảo vệ, khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp luật.
  • Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng 
  • Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đều phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Các phương pháp để tối ưu hóa giá trị của tài sản

Quy trình quản lý tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý tài sản của mình bằng cách tiếp cận hệ thống hóa chính xác ở mức độ cao. Với một quy trình vững chắc, các tổ chức có thể cải thiện năng suất và hiệu quả của một tài sản, do đó nâng cao lợi tức cải tiến.

7 phương pháp quản lý thiết bị tài sản hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn bao gồm:

  • Lập sổ đăng ký tài sản: Danh sách kiểm kê các tài sản hiện có
  • Xác định các điều kiện tài sản và hệ thống xếp hạng
  • Theo dõi khấu hao tài sản một cách chính xác vào những khoảng thời gian kịp thời
  • Xác định giá trị của tài sản và chi phí thay thế của thiết bị
  • Chuyển từ bảo trì phản ứng sang bảo trì dự đoán
  • Tập trung hơn vào quản lý thay đổi để đảm bảo tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu
  • Loại bỏ thủ tục giấy tờ và tự động hóa các tác vụ như thu thập dữ liệu, báo cáo tài sản...











Ngày đăng: 26/01/2024

Chia sẻ: